Tại sao chúng ta đau khổ?
1. Sự lo âu - "Mình nghĩ quá nhiều về những điều không xảy ra."
Một cuốn sách khác của Matt Haig về việc làm thế nào để sống giữa một thế giới thúc đẩy lo âu. Nguồn ảnh: Phoebe Barker
![When Expectation and Reality are Misaligned...](https://static.wixstatic.com/media/f57e88_05cd4cfbcb614faeb575370be1c7bad5~mv2.jpg/v1/fill/w_487,h_487/f57e88_05cd4cfbcb614faeb575370be1c7bad5~mv2.jpg)
Nguồn ảnh: https://www.futuredesigncoaching.com/
Nguồn ảnh: https://taaublog.wordpress.com/2017/12/11/pressure/
Có người thân mắc bệnh nan y là một trải nghiệm như thế nào (về mặt tâm lý)?
Với một người trẻ, đó có thể là một cú sốc. Ban đầu nghe tin, chân ta run rẩy, ta nằm trên giường khóc rưng rức nhiều đêm. Hàng tháng liền. Nỗi lo về tương lai, nhớ nhung kỉ niệm cũ và sợ mất mát sẽ lặp lại liên hồi trong đầu. Ta đọc hàng chục bài báo, search thông tin về bệnh và thuốc. 6 tháng, 1 năm, ca sĩ này, diễn viên kia mắc bệnh...
Giai đoạn này sẽ tiếp nối bởi sự chối bỏ thực tại. Ta sẽ tìm đến bạn bè, những câu chuyện phiếm, tới bia rượu, chất gây nghiện để thấy đời vẫn chill. Ta trốn tránh việc về nhà để mắt không phải nhìn thấy những cảnh tiêu cực, tai không phải nghe những lời than khóc, mỗi-ngày.
Rồi một đêm, trong bóng tối nhầy nhụa, ta chợt nhận ra việc trốn tránh, núp mình dưới sự êm ấm của hiện sinh không giúp vấn đề được giải quyết. Uống bia thì vui, nhưng sau đó, ta thấy nỗi u uất còn tệ hơn. Nỗi lo vẫn còn đó, nó kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Một con quỷ vô hình.
Sau đó là giai đoạn tỉnh thức và chấp nhận. Mình phải chấp nhận bệnh tật là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Nhìn vào điều tích cực, là ta vẫn còn thời gian. Người thân vẫn còn đó. Cần phải thắp lên sự ấm áp trong căn nhà, sống những năm tháng như thể nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Đồng thời, ta không để biến cố đâm rễ thành những vấn đề khác, như bệnh tâm lý hay mâu thuẫn gia đình.
Đó là trải nghiệm cá nhân mình về sự chối bỏ.
2. Sự mong đợi - "Tại sao thế giới không tốt đẹp như mình muốn?"
3. Sự chối bỏ - "Uống bia thì vui, sau đó rắc rối vẫn còn y nguyên"
Hôm nay, mình có một buổi trò chuyện vui về việc thế giới sẽ như thế nào trong tương lai, 5 năm tới, 10 năm tới. Một vấn đề quá tầm với tất cả những người đang ngồi ở đó. Mọi viễn cảnh đưa ra đều chỉ là phỏng đoán dựa trên cảm tính và một chút kiến thức rời rạc cóp nhặt được.
Nhưng một điểm chung, đó là tất cả mọi người đều nghĩ về những điều tiêu cực. Xã hội đang tiến dần đến ngày tận thế. Tụi mình hỏi nhau là:
Thế giới hiện đại hơn, tại sao đời sống của chúng ta lại ít hạnh phúc hơn?
---
1. Sự lo âu - "Mình nghĩ quá nhiều về những điều không xảy ra."
Trong cuốn sách về trầm cảm mình đọc, có một câu thế này:
"Thế giới hiện đại ngày càng được thiết kế để chúng ta lo âu nhiều hơn. Hạnh phúc không tốt cho nền kinh tế." (Những điều giữ tôi còn sống - Matt Haig)
Đoạn sau nữa, mình không nhớ rõ nguyên văn, nhưng ý là muốn bán được thứ gì đó, hãy nhắm vào nỗi lo của con người. Muốn bán kem dưỡng da, hãy gợi cho người ta lo sợ về sự già nua (một quá trình tự nhiên và không thay đổi được). Muốn bán bảo hiểm, hãy nhắc về những hiểm họa sẽ xảy đến (nhưng có thể không bao giờ xảy ra).
Sự kích thích tiêu dùng này không xấu, nó là một phần của nền kinh tế. Điểm chính là, có lẽ chúng ta đang lo sợ quá mức về những điều mà mình không kiểm soát được, không có thật hay không quan trọng. Chúng ta tiêu tiền để có thay đổi bằng được những điều khiến mình lo âu. Hoặc sự lo âu này sẽ dẫn đến vô vàn suy tưởng. Suy tưởng làm con người đau khổ, dằn vặt, nghi ngờ lẫn nhau. Suy tưởng đưa hành vi lệch hướng và có thể phá vỡ những điều tốt đẹp vốn có.
Một cuốn sách khác của Matt Haig về việc làm thế nào để sống giữa một thế giới thúc đẩy lo âu. Nguồn ảnh: Phoebe Barker
Mình cũng là nạn nhân của sự lo âu.
Mình luôn lo lắng là chuyện gì đó sẽ xảy ra. (có thể nó chẳng bao giờ xảy ra)
Khi ở giữa một đám đông, mình lo là mọi người thấy mình thật lạc loài. (thật ra mọi người không nghĩ gì cả).
Trong mối quan hệ với người yêu cũng vậy, nếu anh thật lâu không trả lời tin nhắn, mình liền nghĩ hay có chuyện gì xảy ra với anh rồi, liệu anh có bị trầm cảm không, liệu có chuyện gì xảy ra mà không muốn nói với mình không. (nhưng anh vững vàng hơn mình nhiều, mình không cần phải lo như thế).
Đó là vấn đề của bản thân mà mình nhận ra. Đôi khi sự lo âu đó tốt, nó giúp mình có những kế hoạch cẩn thận cho những tình huống xấu nhất. Nhưng đa phần, nó làm mình đau khổ, mất ngủ và gây áp lực lên những người xung quanh mình.
---
2. Sự mong đợi - "Tại sao thế giới này không tốt đẹp như mình muốn?"
![When Expectation and Reality are Misaligned...](https://static.wixstatic.com/media/f57e88_05cd4cfbcb614faeb575370be1c7bad5~mv2.jpg/v1/fill/w_487,h_487/f57e88_05cd4cfbcb614faeb575370be1c7bad5~mv2.jpg)
Nguồn ảnh: https://www.futuredesigncoaching.com/
Lúc bé, mình đọc được nhiều sách hơn khi trưởng thành. Không phải vì thiếu thời gian đâu. Mình nhận ra, đó là vì hồi nhỏ, mình đọc sách chỉ vì mình thích đọc thôi, mình tận hưởng nó, mình tiếp thu một cách thích thú. Lớn lên rồi, mình khắt khe hơn, mình mong muốn sách sẽ mang lại điều gì đó cho mình, mình sẽ thông minh hơn, nhiều kiến thức hơn.
Vô tình sự mong đợi khi bắt đầu đọc quyển sách lại là lý do khiến chúng ta dễ bỏ giữa chừng. Nếu đoạn đầu chưa hay, chưa phù hợp với điều bạn tìm kiếm, có thể bạn sẽ bỏ dở nó. Hoặc đang đọc mà thấy cuốn sách khác có vẻ hữu ích cho mình hơn, bạn sẽ thay đổi. Thật ra, đọc sách là một quá trình dài chắt lọc, bạn có thể sẽ phải đọc cả tinh hoa lẫn "rác chữ" rồi giữ lại kiến thức mà mình thấy là phù hợp.
Đó là một ví dụ đơn giản và tương đối đúng với mình :D. Nhìn rộng ra thì, bạn có nghĩ trước nay chúng ta vẫn luôn mắc kẹt trong những mong đợi của chính mình không?
Lúc nhỏ, ta mong đợi được bố mẹ mua cho kẹo bánh, đồ chơi, được vỗ về khi mình khóc.
Lớn lên, đi học, ta mong đợi được bạn bè yêu mến, đôi khi là thán phục.
Yêu nhau, ta mong đợi người yêu nhắn tin mỗi ngày, mong được tặng quà vào mỗi dịp lễ.
Đi làm, ta mong đợi mỗi khi đến kỳ xem xét đều được thăng chức, tăng lương.
Nếu vì lý do gì đó, mong đợi không được thỏa mãn, chúng ta sẽ đau khổ, sẽ dằn vặt bản thân và đặt áp lực người khác.
Nguồn ảnh: https://taaublog.wordpress.com/2017/12/11/pressure/
Ai cũng có điều ước muốn trong lòng hết, nhưng kiểm soát tốt và đừng để nó trở thành tiêu chuẩn bạn áp đặt lên người khác, và lên chính mình. Nó chỉ nên là động lực để bạn cố gắng, trở nên tích cực hơn. Tốt nhất là đừng mong đợi quá nhiều vào điều gì, mọi thứ mình nghĩ đều là chủ quan. Sẽ có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Sẽ luôn có những điều mà chúng ta lầm tưởng về bản thân và người khác. Và nhất là, sẽ không có bất cứ con người, hành vi hay xã hội nào tương thích với hình mẫu hoàn hảo mà bạn mường tượng trong đầu đâu.
Khi trong lòng không quá hy vọng về kết quả, sau khi đã nỗ lực hết mình, nếu nó tốt, thì mình vui. Nếu nó không tốt, thì thôi, không sao hết, mình học một bài học rồi đi tiếp :D
---
3. Sự chối bỏ - "Uống bia thì vui, sau đó rắc rối vẫn còn y nguyên."
Điều thứ ba mình nhận ra khiến mình sống không hạnh phúc, đó là việc mình không chấp nhận những mặt tối của cuộc sống. Ai cũng sợ thừa nhận rằng mình có những thói xấu, mình đầy rẫy vấn đề, mình bị bệnh, mình bị người yêu bỏ hay có một gia đình không hạnh phúc...
Thường chúng ta sẽ, một là nghĩ ra rất nhiều lời giải thích, biện hộ cho vấn đề của mình; hai là tìm cách quên nó đi. Trong khi đó, cách tốt hơn là thành thật với chính mình, đối diện với bản chất vấn đề, tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết nó. Nếu không có cách giải quyết, thì hãy chấp nhận đó là một phần của cuộc sống này vậy.
Có người thân mắc bệnh nan y là một trải nghiệm như thế nào (về mặt tâm lý)?
Với một người trẻ, đó có thể là một cú sốc. Ban đầu nghe tin, chân ta run rẩy, ta nằm trên giường khóc rưng rức nhiều đêm. Hàng tháng liền. Nỗi lo về tương lai, nhớ nhung kỉ niệm cũ và sợ mất mát sẽ lặp lại liên hồi trong đầu. Ta đọc hàng chục bài báo, search thông tin về bệnh và thuốc. 6 tháng, 1 năm, ca sĩ này, diễn viên kia mắc bệnh...
Giai đoạn này sẽ tiếp nối bởi sự chối bỏ thực tại. Ta sẽ tìm đến bạn bè, những câu chuyện phiếm, tới bia rượu, chất gây nghiện để thấy đời vẫn chill. Ta trốn tránh việc về nhà để mắt không phải nhìn thấy những cảnh tiêu cực, tai không phải nghe những lời than khóc, mỗi-ngày.
Rồi một đêm, trong bóng tối nhầy nhụa, ta chợt nhận ra việc trốn tránh, núp mình dưới sự êm ấm của hiện sinh không giúp vấn đề được giải quyết. Uống bia thì vui, nhưng sau đó, ta thấy nỗi u uất còn tệ hơn. Nỗi lo vẫn còn đó, nó kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Một con quỷ vô hình.
Sau đó là giai đoạn tỉnh thức và chấp nhận. Mình phải chấp nhận bệnh tật là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Nhìn vào điều tích cực, là ta vẫn còn thời gian. Người thân vẫn còn đó. Cần phải thắp lên sự ấm áp trong căn nhà, sống những năm tháng như thể nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Đồng thời, ta không để biến cố đâm rễ thành những vấn đề khác, như bệnh tâm lý hay mâu thuẫn gia đình.
Đó là trải nghiệm cá nhân mình về sự chối bỏ.
Nhận xét
Đăng nhận xét